Sinh đẻ Nhân giống ngựa

Thời điểm

Một con ngựa cái sắp sinh

Sau khi giao phối và mang thai trong khoảng 11 tháng thì các con cái sẽ đẻ, thường là chỉ một con non. Các con non có khả năng đi lại chỉ khoảng 1 giờ sau khi sinh ra và chúng được mẹ cho bú trong khoảng 4 tới 13 tháng (động vật họ Ngựa được thuần hóa nói chung cho con bú ít hơn về mặt thời gian). Phụ thuộc vào loài, điều kiện sống và các yếu tố khác, con cái trong hoang dã sẽ sinh đẻ sau mỗi 1 hay 2 năm. Ngựa cái mang thai 11 tháng 10 ngày, đẻ mỗi lứa một con. Thời kỳ mang thai kéo dài khoảng 340 ngày, với một phạm vi trung bình 320-370 ngày, ngựa thông thường chỉ đẻ một con, trường hợp sinh đôi là rất hiếm.

Ngựa mang thai 320-370 ngày, trung bình 340 ngày, thì đẻ, nó đẻ một con, rất hiếm khi sanh đôi. Thông thường sanh vào mùa xuân. Vài giờ sau khi sanh, ngựa con chạy nhảy được. Ngựa con bú mẹ, sau 4-6 tháng thì bắt đầu ăn. Ngựa là một loài precocial (thuộc nhóm sau khi sinh ra tương đối đã trưởng thành, rời khỏi tổ sau khi sinh). Ngựa non (foals) là giống ngựa động dục trước 12 tháng tuổi, sau khi sanh có khả năng đứng và chạy trong vòng một thời gian ngắn. Ngựa non thường sinh ra vào mùa xuân. Ngựa non Foals thường cai sữa mẹ từ bốn đến sáu tháng tuổi.

Thời gian mang thai của ngựa cái từ 325 đến 335 ngày. Như vậy ngựa cái có thời gian đẻ và thời gian động dục tập trung trong năm từ tháng 1 đến tháng 6 trong năm. Đặc tính của ngựa cứ trung bình khoảng năm rưỡi mới sinh một lứa nên số lượng ngựa không nhiều như những loại vật nuôi khác, hơn nữa việc nuôi ngựa cũng đòi hỏi sự chăm sóc công phu hơn. Có thể nhìn vào trạng thái sức khoẻ, lượng sữa, sức phát triển của ngựa con để biết chế độ nuôi dưỡng ngựa mẹ tốt hay xấu.

Biểu hiện

Một con ngựa cái đang sinh con

Gần đến ngày đẻ ngựa kém ăn, không yên tĩnh, thường ngó nhìn bụng. Đường sinh dục mở to, bầu vú phát triển nhanh. Trước khi đẻ 2 ngày trong núm vú có đầy sữa đầu, núm vú to lên, có con sữa rỉ ra từng giọt, có con sữa quấn khô lại bịt lấy nuốm vú. Khi thấy sữa đã chảy ra từng giọt thì trong ngày hoặc sang ngày sau thì ngựa đẻ. Sự biến đổi của bầu vú là hiện tượng đáng tin cậy để phán đoán ngày đẻ của ngựa, tuy nhiên nếu nuôi dưỡng không tốt thì biến đổi của bầu vú không rõ lắm. Kiểm tra dự đoán ngày đẻ bằng theo dõi đặc điểm lâm sàng, đó là hai bầu vú căng, núm vú vểnh ra 2 bên, vắt có sữa non trắng, sút hông, âm hộ sệ, thường xuyên cong đuôi, đái rắt. Chuồng ngựa có rác độn, chắn xung quanh không để ngựa con ra ngoài.

Ngựa cái thường đẻ vào chiều và đêm. Ngựa thường đẻ vào đêm lúc 8-10 giờ đêm và 3-4 giờ sáng. Lúc gần đẻ con vật bồn chồn, đứng nằm không yên. Có con chân trước cào đất, chân sau đá vào bụng, cong lưng mà rặn. Ngựa thường rặn đẻ đột ngột, bắt đầu rặn một lúc thì nằm xuống. Tư thế ngựa đẻ nằm và nhổm mông lên, khi thai ra, ngựa mẹ đứng dậy liếm con. Có trường hợp khi bọc ối lòi ra thì ngựa mẹ đứng lên ngay hoặc do thai dãy yếu nên bọc ối không vỡ ra được. Phải xé rách bọc ối ngay, nếu để chậm ngựa con dễ bị ngạt. Nếu thai thuận, ngựa đẻ bình thường thì thời gian đẻ chỉ kéo dài 20-30 phút. Ngựa con khoẻ mạnh thông thường tự nó đạp rách và giải phóng khỏi màng thai.

Đỡ đẻ

Người chăn nuôi chỉ cần cắt rốn (có trường hợp rốn tự đứt). Cắt rốn cách bụng 2 cm, sát trùng bằng cồn iôt để tránh nhiễm trùng. Dùng rơm hoặc cỏ khô mềm lau toàn thân ngựa con. Móc hết nhớt ở mồm, mũi và tai. Sau 30 - 60 phút, ngựa con đứng dậy được và tìm vú mẹ. Nếu ngựa con yếu, người chăn nuôi cần hỗ trợ nó bằng cách nâng nó đứng lên, giúp tìm vú mẹ và đỡ nâng thân mình để nó bú được sữa đầu càng sớm càng tốt. Trong khi trực đỡ đẻ cần chú ý nhau ra, sau đẻ 1-2 giờ, ngựa ít sát nhau hơn các gia súc khác. Ngựa con sinh ra phải được thắt cuống rốn bằng chỉ chắc, sau cắt để cuống rốn dài 1,5–2 cm, chấm sát trùng bằng cồn iod.

Lúc đầu khoảng 1 giờ ngựa con bú một lần. Nếu ngựa mẹ phải đi làm việc sớm thì vần chú ý trong hai tháng đầu cứ 2 giờ phải cho ngựa mẹ nghỉ để ngựa con đến bú một lần. Lau cho ngựa con khô, cho con bú. Những ngựa đẻ lứa đầu thường chưa chịu cho con bú phải nên khống chế mẹ tập cho con bú. Cho ngựa con bú đầy đủ sữa đầu có ý nghĩa hết sức quan trọng vì sữa đầu giàu chất dinh dưỡng, có kháng thể miễn dịch có lợi cho sự chống đỡ bệnh tật của ngựa con. Độn rơm hoặc cỏ khô để giữ nền chuồng ấm, tránh lạnh cho cả mẹ và con.

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Nhân giống ngựa http://www.baohagiang.vn/kinh-te/201501/quan-ba-ca... http://infonet.vn/lang-ngua-dua-phu-tho-chat-vat-g... http://www.nguoiduatin.vn/chat-vat-giu-ngua-dua-kh... http://thethaovanhoa.vn/xa-hoi/nam-giap-ngo-ve-tha... http://chuyentrang.tuoitre.vn/TTC/Index.aspx?Artic... http://vietnamnet.vn/vn/khoa-hoc/con-ngua-hoang-da... http://www.vusta.vn/vi/news/Thong-tin-Su-kien-Than... http://news.zing.vn/chat-vat-giu-ngua-dua-khong-va... http://news.zing.vn/vua-ngua-o-xu-tay-ninh-post394...